Đăng nhập
Bạn muốn tạo chứng cứ pháp lý trong giao dịch và các quan hệ pháp luật?               Bạn thắng kiện trong một vụ án và muốn Thừa phát lại trực tiếp thi hành?      Bạn gặp vấn đề vì không chứng minh được bên phải thi hành án tài sản để thi hành án?                Hoặc bạn có thắc mắc gì về pháp luật?      Liên hệ số 01234 112 115  hoặc  0906 311 132 để được hỗ trợ ngay!

Đánh giá website của tôi
Rất hữu ích
Bình thường
Nội dung kém
Không có bình luận


(Đức Hoài)-"Thừa phát lại cần được hỗ trợ nhiều hơn". Đây là ý kiến của đa phần các đại biểu tham dự hội nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về chế định Thừa phát lại tổ chức ngày 08/04 vừa qua.

  Tại hội nghị, đại diện Bộ Tư pháp cho biết dự thảo lần này dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 quy định hiện hành, trong đó đáng chú ý là mở rộng hơn thẩm quyền, phạm vi hoạt động của thừa phát lại (TPL), chỉ rõ các cơ quan có nghĩa vụ phối hợp…

Mở rộng thẩm quyền

Theo dự thảo, TPL được quyền xác minh nơi cư trú và tài sản của đương sự theo yêu cầu của tòa để phục vụ cho việc giải quyết vụ án của tòa. Như vậy, trước khi có bản án, quyết định của tòa thì TPL vẫn được quyền xác minh về tài sản hoặc nơi cư trú của đương sự.

Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn nhận xét quy định mới này rất phù hợp vì nguyên đơn phải chứng minh cho tòa về nơi cư trú cũng như tài sản của bị đơn nếu đề nghị tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định việc yêu cầu TPL xác minh này phải do đương sự chứ không phải do tòa. Ông lý giải: “Hoạt động xác minh nơi cư trú, tài sản… là hoạt động thu thập chứng cứ. Nếu muốn TPL thu thập chứng cứ thì phải do đương sự yêu cầu chứ tòa không thể yêu cầu được”.

Những người đang hành nghề TPL cũng rất hoan nghênh sự bổ sung về thẩm quyền này. Theo ông Lê Mạnh Hùng (Trưởng Văn phòng TPL quận Bình Thạnh, TP.HCM), quy định mới sẽ góp phần hạn chế tình trạng bị đơn tẩu tán tài sản khi tòa đang thụ lý, giải quyết án.

Văn phòng TPL quận Bình Thạnh đang lập vi bằng theo yêu cầu của đương sự. (Ảnh do văn phòng cung cấp)

Chỉ rõ cơ quan có nghĩa vụ phối hợp

Hiện nay các văn phòng TPL đang gặp khó khăn trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án (THA) do các cơ quan, tổ chức từ chối cung cấp thông tin. Các cơ quan, tổ chức này cho rằng TPL không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên họ không có nghĩa vụ phối hợp, đáp ứng.

Vì vậy, dự thảo ghi rõ tên những cơ quan, tổ chức thường từ chối cung cấp thông tin cho TPL sẽ phải thực hiện yêu cầu xác minh của TPL và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp. Cụ thể là ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan thuế…

Tuy nhiên, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn vẫn chưa hài lòng. Theo ông, dự thảo không nói rõ những cơ quan, tổ chức trên phải chịu trách nhiệm gì nếu không cung cấp thông tin. Họ có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không? “Nếu không quy định rõ trách nhiệm gì thì sau này sẽ không thể xử lý được” - ông Sơn nhấn mạnh.

Nhiều đề xuất mới

Theo ông Nguyễn Tiến Pháp (Trưởng Văn phòng TPL quận 10, TP.HCM), trong Nghị định 61 có một số quy định chưa rõ, cần phải có sự bổ sung cho thống nhất để tránh trường hợp mỗi cơ quan yêu cầu một kiểu.

Chẳng hạn, hiện chưa có quy định về quy trình tống đạt văn bản của TPL, dẫn đến tình trạng cùng một cách tống đạt nhưng tòa này chấp nhận, tòa khác thì không. Thậm chí cùng một tòa nhưng các thẩm phán cũng đòi hỏi khác nhau. Cạnh đó, khi tống đạt TPL phải xin rất nhiều chữ ký và con dấu thì mới được tòa chấp nhận là không cần thiết.

Ngoài ra, hiện vẫn chưa có cơ chế để TPL ủy thác hoặc trực tiếp THA tại địa phương khác. Vì vậy, gặp trường hợp TPL đang THA nhưng sau đó tài sản của người phải THA phát sinh ở tỉnh khác thì TPL bó tay.

Theo ông Đặng Công Khôi (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính), sắp tới sẽ thí điểm mở rộng mô hình TPL ra nhiều địa phương khác, vì vậy cần có quy định về mối quan hệ phối hợp giữa các văn phòng TPL với nhau.

Còn ông Nguyễn Mạnh Hùng (Vụ trưởng Vụ 10 - VKSND Tối cao) đề xuất: “Hiện nay đang thiếu quy định giám sát việc THA của thừa TPL. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thêm quy định VKS được quyền giám sát công việc THA của TPL thì mới đảm bảo được quyền lợi của đương sự và tính nghiêm minh của pháp luật theo bản án, quyết định của tòa”.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tự tạo website với Webmienphi.vn